08/04/2023

LÃI SUẤT NĂM 2023 SẼ DUY TRÌ XU HƯỚNG GIẢM: GIAI ĐOẠN TIỀN "RẺ" XUẤT HIỆN TRỞ LẠI

LÃI SUẤT NĂM 2023 SẼ DUY TRÌ XU HƯỚNG GIẢM: GIAI ĐOẠN TIỀN

Từ 3/4/2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã quyết định giảm từ 0,3 - 0,5%/năm hàng loạt lãi suất điều hành.

Theo đó, lãi suất tái cấp vốn giảm từ mức 6%/năm xuống 5,5%/năm; lãi suất tái chiết khấu giữ nguyên ở mức 3,5%/năm; Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng giữ nguyên ở mức 6,0%/năm.

Đây là lần thứ hai liên tiếp trong một tháng, cơ quan này điều chỉnh giảm lãi suất.

Các quyết định giảm lãi suất điều hành trong một thời gian ngắn ngay lập tức tạo ra nhiều bất ngờ cho thị trường. Ngay sau đó, thị trường có thêm mức giảm lãi suất tái cấp vốn và giảm trần lãi suất tiền gửi dưới 6 tháng, nghĩa là có thông điệp mạnh mẽ và thực chất hơn so với lần điều chỉnh hôm 14/3.

Xoay quanh câu chuyện này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Đinh Quang Hinh - Trưởng bộ phận Phân tích Vĩ mô & chiến lược thị trường - Công ty Chứng khoán VNDirect và có những chia sẻ thực tế về những góc nhìn xoay quanh động thái của NHNN.

Việc giảm lãi suất của NHNN vừa qua đang đi ngược lại với xu hướng tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới. Ông đánh giá thế nào về động thái này? Liệu việc nới lỏng chính sách tiền tệ của NHNN có hợp lý với tình hình kinh tế thời điểm hiện tại không?

Theo tôi, quyết định hạ lãi suất vừa qua của NHNN đã được tính toán kỹ lưỡng dựa trên bối cảnh kinh tế thế giới nói chung và tình hình vĩ mô thực tế của đất nước. Đầu tiên, bối

Tuy nhiên, lưu ý rằng điều này tính bằng quý, bằng năm chứ không có nghĩa là thị trường chứng khoán sẽ tăng mạnh ngay lập tức mà quá trình đi lên sẽ từ từ và bởi vì chính sách tiền tệ, lãi suất cần có thời gian thẩm thấu và phản ánh vào nền kinh tế cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

 

cảnh quốc tế đã có những thuận lợi hơn để NHNN có thể hành động.

Cụ thể, do cuộc khủng hoảng ngành ngân hàng gần đây, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã phải đưa ra một loạt biện pháp nhằm hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống tài chính và có những điều chỉnh nhất định theo chiều hướng “ôn hòa” hơn về lộ trình tăng lãi suất điều hành.

Điều này khiến chỉ số (DXY) sụt giảm khá mạnh trên thị trường quốc tế qua đó giúp giảm áp lực tỷ giá tiền đồng.

Trong nước, Việt Nam vừa trải qua quý 1/2023 tăng trưởng thấp hơn nhiều dự báo và kỳ vọng do hoạt động công nghiệp và xuất khẩu sụt giảm trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại.

Trước những dự báo rằng kinh tế toàn cầu còn tiếp tục khó khăn trong năm 2023; một số nền kinh tế lớn như Mỹ, châu Âu đứng trước nguy cơ rơi vào suy thoái, nếu Chính phủ không có những hành động kịp thời và quyết liệt ngay từ bây giờ, rất khó có thể phục hồi lại guồng quay tăng trưởng của nền kinh tế trong những quý tới.

Nếu để lâu, những khó khăn hiện tại của lĩnh vực công nghiệp, xuất khẩu sẽ lan sang lĩnh vực khác của nền kinh tế như ngành dịch vụ từ đó làm gia tăng thất nghiệp, sụt giảm thu nhập và tổng cầu của nền kinh tế.

Lãi suất huy động năm 2023 sẽ duy trì xu hướng giảm: Giai đoạn "tiền rẻ" xuất hiện trở lại?

Rất may, áp lực lạm phát trong nước đang được kiểm soát khá tốt, CPI tháng 3/2023 giảm tháng thứ 2 liên tiếp về dưới 3,5%. Thêm vào đó, áp lực tỷ giá hạ nhiệt cũng góp phần tạo dư địa để NHNN có thể điều chỉnh mặt bằng lãi suất trong nước.

NHNN lựa chọn thời điểm này rất phù hợp để giảm lãi suất điều hành nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế vượt qua những khó khăn, thách thức lớn.

Sau thời gian tăng lãi suất huy động, nhiều ngân hàng đã có thanh khoản dồi dào và bắt đầu điều chỉnh giảm cả lãi suất huy động và cho vay. Ông đánh giá thế nào về triển vọng thu hút dòng tiền qua kênh gửi lãi suất thời gian tới?

Lãi suất huy động năm 2023 sẽ duy trì xu hướng giảm: Giai đoạn "tiền rẻ" xuất hiện trở lại?

Kênh gửi tiết kiệm vẫn sẽ là lựa chọn phù hợp và an toàn với đa số người dân hiện nay do mức lãi suất “thực dương” và rất ít rủi ro.

Hiện nay lãi suất tiền gửi 12 tháng tại các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân dao động trong vùng từ 7,1 - 8,4%, cá biệt có những ngân hàng lên tới gần 9%.

Mức lãi suất đó vẫn là rất hấp dẫn nếu đem ra so sánh với lạm phát hàng năm tại Việt Nam ở mức 3 - 4%. Nghĩa là người gửi tiền vẫn có mức lãi suất thực dương khoảng 3 - 5% trong khi rủi ro khi gửi tiền tiết kiệm là rất thấp.

Chúng tôi cho rằng từ nay tới cuối năm, mặt bằng lãi suất tiết kiệm vẫn sẽ duy trì xu hướng giảm, tuy nhiên sức hấp dẫn của kênh tiền gửi sẽ không sụt giảm nhiều và đây vẫn sẽ là lựa chọn phù hợp, an toàn với đa số người dân hiện nay.

Hiện mặt bằng lãi suất liên ngân hàng ở mức thấp; sự "hững hờ" của các tổ chức tín dụng đối với nguồn vốn vay từ NHNN thời gian gần đây cho thấy nhiều nét tương đồng với giai đoạn "tiền rẻ" duy trì từ đầu năm 2020 đến giữa tháng 7/2022 (khoảng thời gian nhà điều hành rất ít phải hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống qua kênh OMO). Ông nghĩ sao về “giai đoạn tiền rẻ đang dần trở lại”?

Liệu lãi suất còn có thể giảm sâu hơn nữa không?

Còn khá sớm để nghĩ đến giai đoạn tiền rẻ hiện nay.

Thứ nhất, các ngân hàng trung ương lớn như Fed, ECB vẫn đang trong lộ trình thắt chặt chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát, khác với giai đoạn 2020 - 2021 là nới lỏng chính sách tiền tệ để phục hồi tăng trưởng kinh tế.

Thứ hai, NHNN vẫn cần duy trì sự thận do áp lực lạm phát vẫn hiện hữu đến từ tăng lương cơ sở và điều chỉnh giá một số dịch vụ thiết yếu. Sự thận trọng của NHNN được thể hiện thông qua việc tăng trưởng cung tiền duy trì ở mức thấp trong vòng 1 năm qua.

Do đó, chúng tôi cho rằng mặt bằng lãi suất huy động 12 tháng bình quân có thể về mức 7,0%/năm vào cuối năm 2023 - tương đương trước dịch COVID-19.

Tuy nhiên, khó để kỳ vọng lãi suất có thể giảm sâu về mức 5,5%/năm như thời điểm tiền rẻ giai đoạn 2020 - 2021.

Theo lý thuyết, sau khoảng 3 tuần hạ lãi suất, thị trường chứng khoán sẽ tăng trở lại. Tuy nhiên, hiện tại thị trường vẫn “lình xình” và phản ứng rất dè dặt với các động thái của NHNN.

Theo ông, trạng thái dòng tiền của nhà đầu tư hiện ra sao? Thanh khoản thị trường chứng khoán có thể cải thiện trong thời gian tới?

Nhìn diễn biến thị trường gần đây, có thể thấy tin hạ lãi suất đã bắt đầu tác động tới diễn biến thi trường chứng khoán.

Nhìn lại lịch sử, có thể thấy thị trường chứng khoán thường có diễn biến tích cực trong giai đoạn chính sách tiền tệ được nới lỏng.

 
Bình luận của bạn